DỊCH VỤ XOA BÓP BẤM HUYỆT TẠI NHÀ
Xoa bóp bấm huyệt tại nhà là dịch vụ bác sĩ gia đình đang được phát triển mạnh mẽ và được nhiều bệnh nhân sử dụng bởi sự tiện lợi, hiệu quả, chăm sóc chu đáo của y bác sỹ.
Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của quý bệnh nhân chúng tôi cung cấp Dịch vụ châm cứu Xoa Bóp Bấm Huyệt tại nhà bệnh nhân tại TPHCM.
PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP CHỮA ĐAU LƯNG VÀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆU NGHIỆM
Xoa bóp dân tộc là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của nó là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đặt tới mục đích phòng bệnh và chữa bệnh.
I – THỦ THUẬT XOA BÓP
Thủ thuật xoa bóp tương đối nhiều, xin giới thiệu một số thủ thuật thường dùng: xát, xoa, day, ấn, miết, hợp, véo, bấm, đấm, điểm, lặn, phát. vờn, rung, ve, vận động.
Yêu cầu thủ thuật: thủ thuật phải dịu đàng, song có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có sức.
Tác dụng bổ tả của thủ thuật: thường làm nhẹ, chậm rãi, thuận đường kinh có tác dụng bổ, làm nặng, nhanh, ngược đường kinh có tác dụng tả.
1. Xát:
Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da, theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái).
Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.
Cũng có khi phải dùng dầu, bột tan (tale) để làm trơn da.
Toàn thân chỗ nào cũng xát được.
Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, làm hết sưng, giảm đau.
2. Xoa:
Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau.Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ.
Tác dụng: lý khí hòa trung (tăng cường tiêu hóa) thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau.
3. Day:
Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyểnn theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Thường làm chậm còn mức độ mạnh hay nhẹ, rộng hay hẹp tuy tình bệnh lý, là thủ thuật mềm mại hay làm ở nơi đau, nơi nhiều cơ.
Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, giúp tiêu hóa.
Hai thủ thuật day và xoa là hai thủ thuật chính trong việc chữa sưng tấy.
4. Ấn:
Dùng ngón, gốc gan bàn tay, mô ngón tay cái hoặc mô ngón tay út ấn vào một nơi nào hoặc vào huyệt nào.
Tác dụng: sức qua da vào thịt, xương hoặc vào huyệt.
5. Miết:
Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh. Hay dùng ở đầu, bụng.
Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu (miết từ trung quản xuống đến rốn).
6. Phân:
Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai ttay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau.
a) Có thể chạy trên da người bệnh khi hai tay phân ra và đi cách nhau xa.
b) Có thể dính vào da người bệnh, da người bệnh bị keo năng ra hơi hướng ngược nhau khi hai tay phân ra và cách nhau không xa lắm.
Dùng ở đầu mặt, ngực, lưng
Tác dụng: hành khí, tán huyết, bình can, giáng hỏa.
7. Hợp:
Dùng vân cán ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ. Tay của thầy thuốc như ở thủ thuật phân.
Dùng ở đầu, bụng, lưng.
Tác dụng: bình can giáng hỏa, trợ chính khi, giúp tiêu hoa.
8. Véo:
Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Hay dùng ở lưng, trán.
Tác dụng: bình can giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong tán hàn, nâng cao chính khí.
9. Âm:
Trước đây người ta dùng móng tay cái bấm vào huyệt nhân trung, thập tuyên, thừa tương để điều trị trong các trường hợp ngất choáng. Có tác dụng làm tỉnh người.
Hiện nay người ta cắt ngắn móng ngón tay cái và ngón trỏ để bấm vào các huyệt, a thị huyệt và những nơi cơ co cứng để điều trị một số bệnh cấp tính và mãn tính.
Chú ý: khi bấm nốt 1 và 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút dùng.
Nếu tay ấn yếu thì dùng góc gan bàn tay kia ấn thêm vào và không làm quá sức chịu đựng của người bệnh.
Khi bấm nút không được day vì nghiền nát tổ chức bầm tím và đau.
10. Điềm
Dùng đầu ngón tay cái, đốt thứ 2 ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí nhất định. Đó là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp, cần căn cứ vào bệnh tình hư thực của người bệnh để dùng cho thỏa đáng.
Thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.
Tác dụng: khai thông những chở bê tắc, tán hàn giảm đau.
11. Bóp
Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ (khi bóp vào huyệt). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kép thịt lên. Nói chung không lên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau. Nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp, không lên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau. Thường dùng ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng.
12. Đấm
Nắm tay lại dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.
Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.
13. Chặt
Duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.
Nếu xoa bóp ở đâu thì xòe các ngón tay, dùng ngón út chặt vào đầu bệnh nhân. Khi chặt ngón út sẽ đập vào ngón đeo nhẫn, ngón đeo nhẫn sẽ đạp vào ngón giữa, ngón giữa sẽ đập vào ngón trỏ phát ra tiếng kêu.
Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.
14. Lăn:
Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân, thường lăn ở nhiều nơi và nơi đau.
Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau, làm khớp vận động được dễ dàng.
Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn, nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp.
15. Phát
Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da đỏ lên do áp lực trong lòng bàn tay thay đổi gây nên, chứ không có các vết lằn ngón tay như khi để thẳng ngón tay như để thắng ngón tay phát. Dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng.
Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng.
16. Rung
Người bệnh ngồi thẳng, hai tay buông thõng hơi nghiêng người về phía bên kia, thầy thuốc đứng hai cổ tay nắm cổ tay người bệnh kéo hơi căng, hơi dùng sức rung từ nhẹ đến nặng, chuyển động như làn sóng từ tay lên vai. Vừa rung vừa đưa tay bệnh nhân lên xuống từ từ và cuối cùng giật nhẹ một cái.
Dùng ở tay là chính
17. Vê
Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng thường dùng ở ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ.
Tác dụng: làm trơn khớp, thông khí huyết:
18. Vờn
Hai bàn tay hơi cong bao lấy một vị trí, rồi chuyển động ngược chiều kéo theo cả da thịt người bệnh chỗ đó chuyển động theo. Dùng sức phải nhẹ nhàng vờn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
Dùng ở tay chân, vai, lưng, sườn.
Tác dụng: bình can, giải uất, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết.
19. Vận động:
Tùy theo từng khớp mà có cách vận động khớp khác nhau.
Ví dụ: khớp vai: cột 2 tay cố định phía trên khớp một tay cầm cánh tay vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của khớp. Nếu khớp vận động bị hạn chế cần kéo giãn khớp trong khi vận động và phải hết sức chú ý phạm vi hoạt động của khớp lúc đó, làm từ từ tăng dần tránh làm quá mạnh gây quá đau cho người bệnh.
Các khớp đốt sống cổ: một tay để ở cằm một tay, một tay để ở chẩm, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng sau đó đột nhiên làm mạnh một cái nghe tiếng kêu khục.
Các khớp cột sống lưng: Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co, tay phía dưới để trước mặt, tay phía trên để quặt sau lưng. Một cánh tay của thầy thuốc để ở mông, một cẳng tay đặt ở rãnh đen trước ngực, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái sẽ phát ra một tiếng kêu khục.
Tác dụng: thông lý mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động của các chi.
Mỗi lần xoa bóp ta chỉ cần dùng một số thủ thuật mà thôi. Hay dùng nhất có xoa, rung, đấm, bóp, ấn, vờn, lăn, vận động.
II – XOA BÓP TƯNG BỘ PHẬN
1. Xoa bóp đầu.
a) Huyệt: ấn đường, thái dương, đầu duy, bách hội, phong phủ, phong trị.
b) Thủ thuật: véo hoặc phân hợp, day, ấn, miết, bóp, vờn, chặt.
c) Chỉ định: váng đầu, nặng đầu, đâu đầu do nội thương hoặc ngoài cảm mất ngủ v. v.
d) Trình tự xoa bóp:
Tư thế người bệnh: tùy tình hình cụ thể có thể năm hoặc ngồi. Ngồi thì dễ làm hơn. Thao tác:
- Véo hoặc miết hoặc phân hợp vùng trán
Nếu dùng thủ thuật véo; véo dọc trán từ ấn dương lên chân tóc rồi lần lượt véo hai bên từ ấn dương tỏa ra như quạt nan giấy cho hết trán.
Nếu dùng thủ thuật miết: hai ngón tay cái miết từ ấn dương tỏa ra hai bên thái dương, làm sát lông mày trước rồi làm dần lên trán.
Nếu dùng thủ thân phân hợp: Dùng hai ngón tay cái phân hợp vùng trán cùng một lúc.
- Véo lông mày từ ấn dương ra hai bên ba lần
Nếu thấy chỗ da cứng, đau hơn chỗ khác tác động thêm để da mềm trở lại. Lúc này người bệnh đau nhiều có thể chảy nước mắt, vẫn làm chỉ cần động tác dịu dàng là được, rồi véo nhẹ huyệt ấn đường 3 lần.
- Day: huyệt thái dương 3 lần, miết từ thái dương lên huyệt đầu duy, rồi miết vòng qua tai ra sau gáy 3 – 5 lần.
- Vỗ đầu:hai tay để đối diện nhau vỗ quanh đầu hai hướng ngược nhau vỗ hai vòng.
- Gõ đầu: dùng thủ thuật chặt bằng ngón tay, gõ đầu người bệnh.
- Bóp đầu: hai bàn tay bóp đầu theo hướng ra trước, lên trên, ra sau.
- Ấn: huyệt bánh hội, phong phú
- Bóp: phong trì, bóp gáy
- Bóp: vai và vờn vai
2. Xoa bóp cổ gáy:
a) Huyệt: phong phủ, phong trì, đại chùy, kiên tỉnh, phế du, đốc du, cự cốt.
bị Thủ thuật: lăn. day, bóp, ấn, vận động vờn
c) Chỉ định: vẹo cổ, hoạt động cổ bị hạn chế, bong gân.
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: ngồi. Thao tác:
- Day: vùng cổ gáy, nếu đau một bên dùng một tay (gốc gan bàn tay, day bên đau). Nếu cả hai bên, dùng hai tay cùng day. Động tác nhẹ, dịu dàng.
- Lăn vùng phong trì. đại chùy, kiên tỉnh, vừa làm vừa vận động nhẹ cổ người bệnh.
- Tìm điểm đau nhất dọc cơ ức đòn chũm (chỗ đó thường cứng hơn chỗ khác) day từ nhẹ đến nặng.
- Ấn: các huyệt phong phủ, phế du, đốc du, cự cốt, khi ấn huyết phong phủ phải một tay để ở giữa trán người bệnh, tay kia ấn.
- Bóp: huyệt phong trì và gáy, vai, vờn vai
- Vận động cổ có nhiều cách như:
Quay cổ: một tay thầy thuốc để ở cằm, một tay để ở xương chẩm người bệnh, hai tay di chuyển ngược chiều nhẹ nhàng từ từ rồi đột nhiên làm mạnh một cái, lúc đó có thể gây tiếng kêu ở khớp cổ.
Ngửa cổ: cẳng tay thầy thuốc để sau gáy người bệnh tay khi để ở trán, ngửa cổ, cúi cổ người bệnh vài lần rồi đột nhiên ngửa mạnh ra sau. Có thể gây tiếng kêu ở cổ.
Tổng hợp các động các cổ: đứng cạnh người bệnh, một tay thầy thuốc ở xương chẩm, một tay để ở xương hàm dưới dùng sức nhấc đầu bệnh nhân lên và vân danh cổ (quay nghiêng, ngửa cúi) vài lần.
Chú ý: Khi vận động cổ người bệnh cần:
Người bệnh phối hợp chặt chẽ để tự nhiên không lên gân, không kháng cự lại, chỉ trong điều kiện này thủ thuật vận động mới đạt kết qủa.
Dùng sức vừa phải, không quá mạnh dễ tổn thương ở khớp.
3. Xoa bóp lưng
a) Huyệt: đại trữ, phế du, cách du, thận du, mệnh môn.
b) Thủ thuật : day, đấm, lăn, ấn, phân hợp, véo phát.
c) chỉ định: đau lưng (do các nguyên nhân khác nhau và cổ xương, dây chẳng, khớp và phủ tạng gây nên) suy nhược thần kinh, bệnh dạ dày và ruột.
d) Trình tự xoa bóp :
Tư thế người bệnh nằm sấp, hai tay để ở tư thế như nhau hoặc xuôi theo thân hoặc để lên đầu, đầu để trên gối. Nếu là đau do dính khớp cột sống thì ngực cần cách giường 5-10 cm, lúc đó cần gối cao. Trong các trương hợp khác ngực để sát giương. Thao tác:
- Day rồi đấm hai bên thắt lưng
- Lăn hai bên thắt lưng và cột sống
- Tim điểm ấn đau ở lưng, day từ nhẹ đến mạnh, ấn các huyệt đại trùy, phế du, cách du, thận du.
- Phân hợp hai bên thắt lưng (hoặc véo cũng được)
- Véo cột sống 1 – 2 lần
- Phất huyệt mệnh môn 3 cái.
Chú ý: Đau lưng do vận động không thích hợp gây nên, thường có ấn đau ở các huyệt thận du, cách du, hoặc vùng quanh mệnh môn.
Đau lưng do nội tạng gây nên (thường do viêm ruột, bệnh dạ dày hoặc bộ phận sinh dục, bài tiết) ở các huyệt du tương ứng với các tạng phủ thường có ấn đau.
4. Xoa bóp chi trên
a) Huyệt: đại chùy, kiên tỉnh, kiên ngung, khúc trì, thiên tông, thủ tam lý, hợp cốc, dương trì.
b)Thủ thuật: day, bóp, lăn, ấn, vờn, vận động, rung, vê.
c) Chỉ định: Viêm quanh khớp vai, bong gân khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, công năng chi trên kém.
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: ngồi, thầy thuốc đứng sau người bệnh. Thao tác:
- Day vùng tai
- Lăn vùng vai
- Bóp hoặc lăn cánh tay, cẳng tay
- Tìm điểm đau và day điểm đau
- Ấn các huyệt kiên tỉnh, kiên ngung, thiển tổng, khúc trì, thủ tam lý, hợp cốc, dương trì.
- Vận động các khớp vai, khuỷu tay, cổ tay.
- Vận động khớp vai:
Một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay người bệnh quay tròn 2, 3 lần (một mặt chuẩn bị vận động, một mặt xem phạm vi hoạt động của khớp đến đâu).
Kéo đầu cánh tay ra ngang, rồi đưa lên cao ra trước, quan sát ngực rồi vòng xuống dưới 3 ~ 4 lần. Khi đưa lên cao, chú ý phạm vi hoạt động hiện tại của vai, đưa lên đến mức người bệnh vừa thấy đau là đủ, không nên đưa lên quá.
Hai bàn tay cài vào nhau để lên vai người bệnh, tay người bệnh để trên khuỷu tay mình, từ từ đưa lên hạ xuống để đưa tay người bệnh lên cao đầu 3 – 4 lần.
Nắm ngón tay cái người bệnh, vòng cẳng tay lên trên từ ngoài vào trong, từ sau ra trước rồi kéo xuôi tay người bệnh ra phía sau lưng 2 – 3 lần.
- Vận động khớp khuỷu
Một tay giữ phía trên khớp khuỷu, một tay nắm cổ tay người bênh rồi gấp duỗi 2 – 3 lần.
- Vận động khớp cổ tay.
Hai tay nắm bàn tay người bệnh, hai ngón cái để ở ngón út và ngón cái. Ngón cái đẩy bàn tay ngửa ra sau, trong khi đó các ngón khác kéo góc bàn tay lại, ấn chặt cổ tay và kéo đầu cổ
Vê các ngón tay, rồi kéo dãn (lúc đó có thể kêu)
Vờn tay
Rung tay
Phát đại chùy
Chú ý: khớp nào đau; vận động khớp đó là chính
5. Xoa bóp chi dưới
a) Huyệt: cự liêu, hoàn khiêu, thừa phủ, ủy trung thừa sơn, côn lôn, thái khê, phục thỏ, tất nhãn, hạc đỉnh, túc tam lý, đương lăng tuyền, phong long, giải khê.
b) Thủ thuật. day, lăn, bóp, ấn, vờn, phát, điểm, vận động.
c) Chỉ định: đau chân, đau khớp chân (do nội thương, ngoại thương), khớp hoạt động bị hạn chế, đau dây thần kinh hông.
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác:
- Day đùi và cẳng chân (mặt trước)
- Lăn đùi và cẳng chân
- Ấn các huyệt: phục thỏ, tất nhãn, túc tam lý, dương lăng tuyên, giải khê.
- Vận động khớp
Gập chân lại đưa lên bụng 3 – 5 lần.
Làm dãn dần đầu gối, bắp chân người bệnh gác lên cẳng tay thầy thuốc, tay bên để ở gối người bệnh, co duỗi vài lần rồi đột nhiên ấn mạnh vào đâu gối, làm khớp dãn ra (làm 1 – 2 lần)
- Vận động cổ chân.
Tay phải giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm ngón chân và quay cổ chân người bệnh 2 – 3 lần, rồi lấy tay đẩy bàn chân vào ống chân, duỗi bàn chân đến cực độ 2 – 3 lần.
Hai tay ôm chân người bệnh, ngón cái để ở sát mắt cá trong mắt cá ngoài, ấn xuống và đưa chân người bệnh vào trong, ra ngoài 2 – 3 lần.
Tay phải giữ gót chân, tay trái nắm bàn chân cùng kẻo dãn cổ chân.
Vê ngón chân và kẻo dãn ngón chân
Người bệnh: nằm sấp
- Xoa bóp vùng thắt lưng
- Day mông và chân
- Tìm điểm đau và day điểm đau
- Điểm huyệt hoàn khiêu, ấn các huyệt; cự liêu thừa phù, ủy trưng, thừa sơn, phong long, bóp cồn tôn, thái khê.
- Vận động khớp
- Co duỗi khớp gối
- Mở khép khớp háng
- Bóp và vờn chi dưới
Chú ý: Khớp nào đau, vận động khớp đó là chính
Trong bệnh đau dây thần kinh hông hai nhóm cơ khép đùi có hiện tượng co và đau xoa bóp có thể làm dãn và giảm đau cho nhóm cơ đó được.
6. Xoa bóp ngực
a) Huyệt. vân môn, đản trung, nhật nguyệt, chương môn khuyết bồn.
b) Thủ thuật: miết, phân, ấn
c) Chỉ định: Đau ngực, tức ngực, vẹo sườn khó thở
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác:
- Hai tay miết từ giữa ngực ra hai bên, các ngón tay để ở các kẽ liên sườn 1, 2, 3 và miết theo kẽ sườn ra hai bên 3 – 4 lần.
Phần ngực: Mô ngón út hai tay sát dọc theo xương ức đến mũi kiếm xương ức rồi phân ra hai bên cạnh sườn 5 – 10 lần.
Chú ý: Tránh chạm vào vú người bệnh nữ
- Ấn các huyệt: vân môn, đàn trung, nhật nguyệt, chương môn, khuyết bồn.
Phân ngực: như phần trên
Chú ý: Nếu là bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn nên tìm điểm đau ở phía lưng sát gai sống lưng, tương đương với dây thần kinh liên sườn, tác động nên điểm đau đó, có tác dụng giảm đau rõ rệt.
7. Xoa bóp bụng
a) Huyệt. trung quản, quan nguyên, khí hải, thiên khu, kiến lý.
b) Thủ thuật: miết, ấn, phân, xoa.
c) Chỉ định: đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, sôi bụng.
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác:
- Miết từ trung quản xuống thần khuyết
- Xoa bụng
- Ấn các huyệt, trung quản, thiên khu, quan nguyên
- Phân xoa bụng, có thể phối hợp ấn, ví dụ: túc tam lý
8. Phương pháp véo cột sống lưng
- Là phương pháp dùng các thủ thuật véo cơ di động, keo và ấn để trị một số bệnh và phòng bệnh.
- Có thế dùng một số bệnh: suy nhược thần kinh, huyết áp cao, suy dinh dưỡng, hen.
Thao tác:
- Dùng mu bàn tay sát sống lưng người bệnh 2-3 lần.
- Véo da từ trường cường lên đại chùy. Da bệnh nhân phải luôn luôn cuộn ở dưới bàn tay thấy thuốc.
- Véo da, lần thứ hai kết hợp kéo da ở các vị trí sau
Suy nhược thần kinh: kéo da ở TL2 – L5
Huyết áp cao: kéo da ở TL2 – TL9
Suy dinh dưỡng: kéo da ở L11 – L22
Hen: kéo da ở TL2 – L11 – L12
Véo da lần thứ 3: như lần thứ nhất
Ấn các huyệt sau
Suy nhược thân kinh: thận du, tâm du
Huyết áp cao: thận du, cân du
Suy dinh dưỡng: tỳ du, vị du
Hen: thận du, ty du, phế du
Sát sống lưng theo đường kinh bàng quang từ trên xuống dưới đến thận du, phân ra hai bên thắt lưng.
Một ngày làm một lần, 12 lần là một đợt:
Chú ý: TL : đốt thắt lưng; L : đốt ;lưng
Dịch vụ Xoa Bóp Bấm Huyệt nhằm phục vụ :
– Không có thời gian đến Bệnh viện.
– Không muốn điều trị lâu dài tại bệnh viện.
– Người già yếu đi lại khó khăn,không muốn phiền toái,chờ đợi,thủ tục rườm rà.
– Hoặc muốn điều trị theo yêu cầu trách nhiệm cao tận tình mau hết bệnh.
– Điều trị dịch vụ bác sỹ riêng :1 bác sỹ trực tiếp điều trị 1 bệnh nhân trong thời gian 30 phút , 60 phút , 90 phút hoặc hơn
Chúng tôi nhận khám và châm cứu xoa bóp bấm huyệt tại nhà chuyên các bệnh sau:
+ Điều trị phục hồi các di chứng liệt trong tai biến mạch máu não.
+ Viêm đa dây đa dễ thần kinh, tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
+ Các bệnh lý thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, cứng khớp, viêm khớp dạng thấp.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng (tránh phải phẫu thuật).
+ Điều trị hội chứng vai gáy;ĐAU LƯNG, đau vai gáy do lạnh.
+ Liệt 2 chi dưới, tứ chi do chấn thương, viêm tủy.
+ Liệt mặt( méo mồm)- tổn thương dây VII.
+ Đau thần kinh tọa , suy giản tỉnh mạch
+ Châm cứu giảm béo, giảm mỡ bụng.
+ Trẻ tự kỉ, bại não, chậm phát triển ngôn ngữ trí tuệ…
+ Điều trị các bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn thần kinh thực vật (đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt )
Hãy yên tâm với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn giỏi vững tay nghề đang công tác tại Bệnh viện ĐHYD khoa y học cổ truyền và các bệnh viện y học cổ truyền hàng đầu Thành Phố Hồ Chí Minh(TPHCM). sẽ đáp ứng nhu cầu của quý vị và gia đình một cách tận tình chu đáo nhằm đem lại hiệu quả nhanh nhất, tiết kiệm nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0922.113.115 để đăng ký dịch vụ châm cứu tại nhà cho bản thân và gia đình bạn.
BẢNG GIÁ, QUY TRÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHÂM CỨU BẤM HUYỆT DR.THIEN TPHCM
Mọi Chi Tiết Xin Vui Lòng Liên hệ tư vấn:
******************************
***BÁC SỸ: NGUYỄN PHƯỚC THIỆN
Điện thoại: 0922.113.115 – 0932.62.22.72 – 0989.723.615
- Điều trị bằng châm cứu
- Điều trị bằng siêu âm
- Điều trị bằng sóng ngắn, điện xung,điện châm
- Kéo giãn cột sống
- Điều trị bằng xoa bóp và vận động
- Điều trị bằng dòng điện một chiều đều
- Điều trị bằng Paraffin
- Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do di chứng đột quỵ não
- Điều trị bằng hồng ngoại
- Những bài tập cột sống cổ , lưng
- Nắn khớp xương
- Tiêm thuốc nội khớp va tiêm viêm gân
- Cấy chỉ
- Thuỷ Châm
- Thổi Xạ hương
- Cứu Hương
- Bó thuốc
- Gối massage hồng ngoại
- Thuốc đông y và thảo dược