- Theo Y học cổ truyền |YHHĐ|: Đau đầu là chứng bệnh hay gặp nhất của nhân loại, là cái đau hay gặp nhất trong các loại đau của cơ thể con người. Bản thân đau đầu có thể là một căn bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nội khoa cũng như bệnh thần kinh khác nhau;
- Theo Y học hiện đại |YHCT|: Đau đầu thuộc phạm vi chứng đầu thống, đầu phong, não phong của Y học cổ truyền. Đầu là nơi hội tụ của các kinh dương, trong đầu có chứa não, não là bể của tủy cho nên khí huyết của lục phủ ngũ tạng đều hội tụ trên đầu.
TRIỆU CHỨNG
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các chứng đau đầu khác nhau, trong đó đau đầu căng thẳng là một trong những dạng đau đầu hay gặp nhất, thứ 2 là đau đầu migraine.
Đau đầu căng thẳng
- Đau âm ỉ (không đau nhói).Cảm giác căng hoặc siết chặt ở các cơ vùng đầu và cổ;
- Đau đầu kiểu bị nén ép hoặc ê ẩm ở đầu, tăng nhạy cảm đau xung quanh đầu;
- Đau thường lan tỏa khắp đầu. Thường khó chịu nhất ở phần sau đầu (vùng chẩm) và vùng cổ;
- Đau đầu thường nặng hơn khi kèm theo st.ess, mệt mỏi, tiếng ồn, chói sáng hoặc vào cuối ngày;
- Đau có thể xảy ra theo từng cơn, liên tục, hoặc hàng ngày. Đau có thể kéo dài 30 phút đến 7 ngày. Cơn đau có thể được kích hoạt hoặc trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi, tiếng ồn, hoặc ánh sáng chói. Có thể gây ra tình trạng khó ngủ. Đau đầu căng thẳng thường không gây buồn nôn hoặc nôn.
Migraine thông thường
Tiền triệu
- Xảy ra trước ít giờ đến một ngày trước khi xuất hiện cơn vào buổi sáng hay buổi tối;
- Rối loạn thể chất, thay đổi khí sắc, vui buồn, trầm cảm;
- Mệt mỏi, ngủ gà;
- Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, đầy hơi, đói, no…..;
Đặc điểm
- Thường bắt đầu vào buổi sáng và đạt cường độ tối đa trong ít phút (cường độ đau thay đổi ở mỗi bệnh nhân). Thời gian cơn kéo dài cũng rất khác nhau, thường kết thúc trong ngày nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày, một ngày có thể có nhiều cơn, hết cơn bệnh nhân không còn cảm giác đau;
- Thường dữ dội buộc bệnh nhân phải ngưng mọi công việc, đau tăng khi gắng sức, có ánh sáng và tiếng ồn, sau khi cơn cảm giác sợ cơn tiếp theo. Đau thường kèm nhịp mạch hoặc đau kéo dài;
- Khởi phát là vùng chẩm lan ra phía trước, đặc biệt hốc mắt.
Triệu chứng kèm theo:
- Nôn hoặc buồn nôn (phân biệt với triệu chứng bệnh hệ tiêu hoá);
- Thay đổi tính tình, cáu gắt, khó tập trung trí nhớ với cảm giác” đầu trống rỗng”;
- Rối loạn vận mạch ở mặt;
- Đau động mạch thái dương bên đau.
NGUYÊN NHÂN – HẬU QUẢ
Nguyên nhân theo Y học hiện đại |YHHĐ|:
- Đau đầu do các bệnh thần kinh; Chấn thương sọ não; Bệnh màng não – mạch máu não; Hội chứng tăng áp lực nội sọ; Bệnh đau nửa đầu (Migraine); Rối loạn chức năng; Nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính; Nhiễm độc; Say nóng, say nắng; Do bệnh nội khoa; Bệnh tim mạch; Bệnh tiêu hoá; Bệnh thận mãn tính; Thiếu máu; Rối loạn nội tiết;
- Do các bệnh chuyên khoa khác: Mắt; Tai – mũi – họng; Căn nguyên tại phần mềm ngoài sọ và hộp sọ; Viêm xương sọ, bệnh xương Paget; Di căn ung thư vào xương sọ; Biến dạng cột sống cổ; Đau dây thần kinh chẩm lớn (Nerved’ Arnold) do thoái hoá khớp đốt sống cổ; Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; Viêm động mạch thái dương còn gọi là bệnh Horton.
Nguyên theo Y học cổ truyền |YHCT|:
- Nguyên nhân chính gây đau đầu là ngoại cảm thời tà và tạng phủ nội thương;
- Đau đầu còn có thể gặp ở những người lao lực quá độ, ăn uống kém hoặc mắc bệnh kéo dài làm cho nguồn gốc sinh ra khí huyết không đủ, khí huyết không thăng được lên đầu gây đau đầu;
- Hoặc có thể bị ngã hoặc chấn thương vùng đầu làm cho huyết ứ khí trệ ở bên trong phát sinh đau đầu.
Hậu quả
- Đau đầu thông thường thường không gây nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh;
- Những người bị đau nửa đầu không chỉ thường xuyên bị cơn đau hành hạ, mà lâu ngày bệnh còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khỏe như suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn.
ĐIỀU TRỊ – PHÒNG BỆNH
1. Điều trị
Điều trị không dùng thuốc
- Châm cứu: Đây là một phương pháp áp dụng y học cổ truyền trong điều trị các cơn đau mãn tính. Châm cứu là dùng kim châm nhỏ châm vào những điểm thần kinh trên mặt và đầu, kích thích cơ thể tự phóng thích endorphin giúp giảm đau đầu;
- Xoa bóp: Là kỹ thuật kích thích nhẹ chủ yếu trên da và tổ chức dưới da, tác động lên các thụ cảm thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng từ đó giúp làm dịu các cơn đau nửa đầu;
- Bấm huyệt: Là kỹ thuật dùng các đầu ngón tay hoặc gốc bàn tay để day, ấn vào các huyệt ấn đường, thái dương, phong trì, quế phong… ở vùng đầu mặt. Bấm huyệt giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh, thoải mái tinh thần;
- Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp thư giãn, tránh căng thẳng
Theo Y học hiện đại |YHHĐ|: Trước tiên cần phải loại bỏ nguyên nhân gây đau đầu thứ phát. Sau đó có thể dùng các thuốc như:
- Thuốc giảm đau thông thường: aspirin, noramidopyrin, paracetamol…;
- Các thuốc dãn cơ vân, có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Cần dùng thuốc sau bữa ăn. Thận trọng khi dùng thuốc cho người có bệnh lý dạ dày – tá tràng, trẻ em và người già. Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ;
- Các thuốc an thần kinh như diazepam, sulpiride, tuy nhiên các thuốc này không nên dùng kéo dài vì có thể gây quen thuốc;
- Các thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn não như piracetam, vinpocetin..;
Điều trị Migraine
- Điều trị cơn: bằng các thuốc đặc hiệu như ergotamin tartrat, viên 1mg, ngậm dưới lưỡi ngay từ khi có biểu hiện tiền triệu. Sau 30 phút nếu không có kết quả ngậm tiếp viên thứ 2. Lưu ý chống chỉ định của thuốc và không dùng quá 6 mg 1 ngày và không qúa 10 mg 1 tuần. Ngoài ra có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với các thuốc chống nôn để điều trị cơn như aspirin, paracetamon, … kết hợp với Primperan.
- Điều trị dự phòng:
– Dùng Dihydroergotamin (Tamik, Dihydroergotamin) viên 3 mg, uống mỗi ngày 2 viên trong thời gian 10 – 12 tuần. Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc lên hệ tiêu hoá;
– Các nhóm thuốc khác như thuốc chẹn b (propranolol), chẹn calci (flunaricin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng v.v…cũng có thể sử dụng trong điều trị Migraine.
Theo Y học cổ truyền |YHCT|
Phong hàn đầu thống
- Pháp:Sơ phong tán hàn
- Phương dược:Xuyên khung trà điều tán gia giảm
Phong nhiệt đầu thống
- Pháp:Trừ phong thanh nhiệt
- Phương dược: Khung chỉ thạch cao thang
Phong thấp đầu thống
- Pháp :Khu phong thắng thấp.
- Phương dược:Khương hoạt thắng thấp thang gia giảm
Can dương đầu thống
- Pháp:Bình can, tiềm dương, dưỡng âm.
- Phương dược:Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm.
Đàm thấp đầu thống
- Pháp:Hoá đờm, giáng nghịch.
- Phương dược:Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang gia giảm.
Thể huyết ứ đầu thống
- Pháp:Hoạt huyết hoá ứ
- Phương dược:Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm
2. Phòng bệnh:
- Hãy nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ ngay cả trong ngày cuối tuần và ngày lễ;
- Tập thể dục thường xuyên và đều đặn. Duy trì thói quen 20-40 phút vận động thể dục 3 lần mỗi tuần có thể giảm bớt căng thẳng và ổn định các hoạt động trong cơ thể.Tập thiền, yoga hoặc thái cực quyền sẽ giúp bạn có sự thư giãn tốt;
- Ăn uống đầy đủ và đều đặn. Không bỏ bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn sáng.Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia, các thức uống chứa cồn, có gas;
- Nên loại bỏ các nguyên nhân gây stress, nên thư dãn sẽ giúp giảm đau nhiều.