Đau-cổ-vai-gáy-cấp-Vẹo-cổ-cấp-300x3001. Theo Y học cổ truyền |YHHĐ|: Vẹo cổ cấp là một dạng đặc biệt của hội chứng cổ cục bộ, được xác định bởi sự bất thường của đầu không cân xứng so với vai do tăng trương lực cơ một bên cổ, gáy.

2. Theo Y học cổ truyền |YHCT|: Vẹo cổ cấp thuộc phạm vi chứng Lạc chẩm hay Thất chẩm của YHCT.

 

 

 

 

 

 

 

TRIỆU CHỨNG

Theo Y học hiện đại |YHHĐ|:

  • Đau dữ dội, đột ngột vùng cổ vai, căng cứng cơ cổ, đầu vẹo sang một bên, hạn chế hoặc không quay đầu được, khi quay đầu bắt buộc phải quay cả thân người…
  • Trường hợp nặng có thể đau lan xuống bả vai, tê bại cánh tay cùng bên.
  • Bệnh xảy ra tức thời sau khi ngủ dậy, quay cúi cổ đột ngột, gánh vác nặng hoặc gặp lạnh….

Theo Y học cổ truyền |YHCT|:

  • Đau vai gáy do lạnh: đột nhiên vai gáy cứng đau, vận động cổ khó, ấn vào cơ thang, cơ ức đòn chũm đau, cơ co cứng hơn bên lành, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù
  • Đau vai gáy do thấp nhiệt (viêm nhiễm): đau, hạn chế vận động vùng vai gáy, nhìn cột sống cổ và phần mềm xung quanh sưng, sờ nóng, có sốt, mạch phù sác.
  • Đau vai gáy do mang vác nặng, do sai thư thế (YHCT cho là khí trệ huyết ứ): các triệu chứng tại chỗ giống như thể do lạnh, thường xảy ra sau khi mang vác nặng hoặc sau khi nằm nghiêng đầu gối quá cao, mạch phù khẩn

 

 NGUYÊN NHÂN – HẬU QUẢ

1. Nguyên nhân

Theo Y học hiện đại |YHHĐ|:

  • Ngồi làm việc quá lâu mà không có sự thay đổi tư thế khiến các cơ vùng cổ và bả vai bị co gây đau mỏi liên tục, đau nhói tại một vùng ở bả vai.
  • Nhiễm lạnh đột ngột: điều hòa, quạt gió thốc vào vùng cổ gáy, để đầu ướt đi ngủ…
  • Vận động sai tư thế như đột ngột quay cổ, nằm ngủ gối đầu cao, với tay lên cao quá tầm vận động.
  • Sang chấn vùng cổ, vai. Những tác động mạnh vào vùng cơ ở cổ và bả vai làm co cứng cơ gây đau cấp.
  • Tình trạng thoái hoá cột sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm.

Theo Y học cổ truyền |YHCT|:

  • Do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh lạc, cân cơ gây đau và hạn chế vận động cổ.
  • Do gánh, vác nặng, sai tư thế (gối đầu quá cao một bên) gây khí trệ huyết ứ gây đau và hạn chế vận động cổ.
  • Do thấp nhiệt: viêm nhiễm cột sống cổ và cân cơ quanh vùng cột sốt gây đau và hạn chế vận động cổ.

2. Hậu quả

Bệnh không nguy hiểm tính mạng, thường khỏi sau vài ngày, nhưng có thể tái diễn nhiều lần, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

ĐIỀU TRỊ -PHÒNG BỆNH

1. Điều trị: 

Điều trị không dùng thuốc VLTL – PHCN

Nguyên tắc

  • Giảm đau, giảm co rút, co cứng cơ
  • Phục hồi tầm vận động cột sống cổ
  • Phục hồi các hoạt động chức năng hàng ngày

Các phương pháp và kỹ thuật

  • Nhiệt trị liệu: Ôn châm, Cứu ngải, Chườm ngải cứu, Hồng ngoại, Paraphin… lên vùng cổ gáy 30 phút 2-3 lần/ngày,
  • Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy có tác dụng thư cân, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống
  • Điện châm: Các huyệt Phong trì, Kiên tỉnh, Đại trữ, Phong môn, Đốc du, Kiên ngung, Tý nhu, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc….
  • Điện xung: có thể dùng dòng TENS, giao thoa…
  • Điện phân dẫn thuốc giảm đau như Natrisalicylat 3% đặt tại vùng cột sống cổ
  • Siêu âm hoặc siêu âm dẫn thuốc chống viêm giảm đau dòng xung dọc vùng cơ 2 bên cạnh cột sống
  • Tập luyện các bài tập theo tầm vận động cột sống cổ, vai tay

Điều trị thuốc YHHĐ

  • Dòng Acetaminophen: Paracetamol 500mg x 04 viên/ngày
  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Diclofenac liều 50 – 150mg/ ngày, dùng sau ăn no
  • Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg hoặc Mydocalm 150mg x 03 viên/ngày, chia 3 lần

Điều trị thuốc YHCT

Đau vai gáy do lạnh

  • Pháp điều trị: khu phong tán hàn, ôn thông kinh lạc.
  • Bài thuốc: Ma hoàng quế chi thang gia giảm

Đau vai gáy do thấp nhiệt (viêm nhiễm)

  • Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết
  • Bài thuốc: Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm

Đau vai gáy do mang vác nặng, do sai thư thế (YHCT cho là khí trệ huyết ứ)

  • Pháp điều trị: Hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc
  • Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm

Phòng bệnh

  • Khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy cần giữ cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu. Không nên ngồi làm việc quá lâu, nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút sau 45 – 60 phút làm việc
  • Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm.
  • Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ..
  • Thường xuyên tập những động tác như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống…